Căn cứ quy theo Quy định tại Thông tư số 34/2014/BKHCN ngày 27/11/2014 về việc Quy định về đào tạo an toàn bức xạ …..
Tổ chức khai giảng tập trung 2 tháng 1 lần xem lịch tại đây
1. Nhân viên vận hành sử dụng thiết bị phóng xạ cần những loại giấy chứng nhận nào?
- Tất cả các nhân viên sử dụng, vận hành thiết bị phóng xạ chỉ cần 01 giấy chứng nhận đào tạo cho nhân viên bức xạ cơ bản tương ứng loại hình công việc ở một trong số các nội dung từ 1 đến 12 của Thông tư 34 là đủ điều kiện vận hành thiết bị phóng xạ đúng quy định pháp luật. Mẫu ví dụ :
-
Y tế hoặc Công nghiệp
2. Người phụ trách an toàn bức xạ cần những loại chứng chỉ nào?
- Tại một cơ sở/công ty trong số tất cả các nhân viên bức xạ đã được đào tạo cơ bản ở trên sẽ chỉ có 1 người được bổ nhiệm là người phụ trách an toàn bức xạ, phục vụ công tác quản lý hồ sơ an toàn tại cơ sở cần phải học và cấp thêm 01 giấy chứng nhận đào tạo cho người phụ trách an toàn.
-
- Vậy một người phụ trách an toàn cần 03 loại giấy tờ:
- 01 giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cơ bản như các nhân viên vận hành (NVBX cơ bản)
- 01 giấy chứng nhận đào tạo bổ sung cho người phụ trách an toàn (nội dung 14)
- 01 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn do Cục an toàn bức xạ cấp (màu xanh): để cấp được chứng chỉ màu xanh do Cục an toàn bức xạ, chúng ta cần học đào tạo 02 giấy chứng nhận màu vàng xong rồi sẽ lập hồ sơ gửi về Cục an toàn bức xạ xin cấp.
- và cả ba loại giấy tờ còn thời hạn hiệu lực
- Như vậy 1 người PTAT cần đi học 2 nội dung và được cấp 2 giấy chứng nhận cho nhân viên bức xạ cơ bản và phụ trách an toàn (GCN màu vàng).
- Tổ chức khai giảng tập trung 2 tháng 1 lần xem lịch tại đây
3. Quy định về cấp giấy chứng nhận đào tạo cho người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ? (nội dung 13)
- Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 34 và Mục 2c điều 5 , mục 1c điều 8, điều 9b, điều 12b, điều 27 khoản 5 của Thông tư 25/2014/BKHCN;
- Đối tượng cần phải đào tạo giấy chứng nhận ứng phó sự cố bức xạ gồm:
- Các thành viên trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ của Công ty/ tỉnh ban hành;
- Các nhân viên tham gia ứng phó sự cố được phân công;
- Các nhân viên sử dụng thiết bị phóng xạ di động, vận chuyển nguồn phóng xạ;
- Các nhân viên áp tải vận chuyển dược chất phóng xạ, thuốc phóng xạ, nhập khẩu áp tải phóng xạ;
4. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ? (Điều 3 Thông tư 34)
- Nhân viên bức xạ phải được đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận, và chỉ được tiến hành công việc sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo.
- Định kỳ 03 năm một lần nhân viên bức xạ phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
- Hàng năm nhân viên bức xạ phải được huấn luyện các quy định về các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ, được phổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.
- Trường hợp nhân viên bức xạ làm việc nhiều loại hình công việc bức xạ thì phải tham gia học đầy đủ các nội dung chương trình được yêu cầu đối với tất cả các loại hình công việc bức xạ đó.
5. Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn? (Điều 4 Thông tư 34)
- Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn.
- Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
- Trường hợp người phụ trách an toàn làm việc nhiều loại hình công việc bức xạ thì phải tham gia học đầy đủ các nội dung chương trình đào tạo được yêu cầu đối với tất cả các loại hình công việc bức xạ đó.
- Tổ chức khai giảng tập trung 2 tháng 1 lần xem lịch tại đây
Chi tiết các quy định khác xem tại Thông tư 34/214/BKHCN;
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 024 6687 2304 – 0904 553 528 Salon